Công nghệ “nấu” iPhone cũ thành mới tại VN
- Sau khi “nấu”, những chiếc iPhone được khoác lên một diện mạo mới khiến người mua khó phân biệt, người bán "hét" giá cao.
Cách đây vài tháng, Sài Gòn xuất hiện một số lượng lớn iPhone 3G, 3GS được chào bán đến các cửa hàng. Những chiếc iPhone này đều rất mới, chỉ thiếu hộp và các phụ kiện đi kèm nữa là có thể xem như mới đến 99%. Đặc biệt, giá sỉ của iPhone 3G chỉ nhỉnh hơn 2 triệu đồng, giá iPhone 3GS thì cao hơn.
Những chiếc iPhone này nhập từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có một phần lớn được làm mới từ Việt Nam. Tức là, bo mạch hoặc máy cũ, nát được nhập về từ nước ngoài, sau đó các tiệm điện thoại lớn có thợ kỹ thuật tay nghề tốt sẽ mua vỏ máy về ráp cho mới để bán được giá. Công đoạn làm mới được dân trong nghề gọi là “nấu”.
Thông thường, iPhone 3G hoặc 3GS sẽ được thay lớp cảm ứng bên trên, đánh bóng lại đường viền kim loại xung quanh, và thay vỏ nhựa phía dưới. Vì vậy toàn bộ bộ vỏ bên ngoài sẽ trông như mới tinh.
Dưới đây là các công đoạn “nấu” một chiếc iPhone 3G:
Công việc “nấu” iPhone này rất giống với thời gian trước đây, khi điện thoại BlackBerry rất thịnh hành ở Việt Nam thì một số lượng lớn BlackBerry được “nấu” (thuật ngữ thời đó là “dựng”) ở Trung Quốc rồi mang về bán trong nước.
Theo một chủ cửa hàng sửa chữa ở quận 11 (TP.HCM), những chiếc iPhone “nấu” này cơ bản vẫn tốt, tùy thuộc vào bo mạch bên trong có còn “zin” hay không. Vấn đề là, các cửa hàng khi bán ra có đúng giá trị của máy hay không, và có trung thực về nguồn hàng của mình hay không mà thôi.
Cách đây vài tháng, Sài Gòn xuất hiện một số lượng lớn iPhone 3G, 3GS được chào bán đến các cửa hàng. Những chiếc iPhone này đều rất mới, chỉ thiếu hộp và các phụ kiện đi kèm nữa là có thể xem như mới đến 99%. Đặc biệt, giá sỉ của iPhone 3G chỉ nhỉnh hơn 2 triệu đồng, giá iPhone 3GS thì cao hơn.
Những chiếc iPhone này nhập từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có một phần lớn được làm mới từ Việt Nam. Tức là, bo mạch hoặc máy cũ, nát được nhập về từ nước ngoài, sau đó các tiệm điện thoại lớn có thợ kỹ thuật tay nghề tốt sẽ mua vỏ máy về ráp cho mới để bán được giá. Công đoạn làm mới được dân trong nghề gọi là “nấu”.
Thông thường, iPhone 3G hoặc 3GS sẽ được thay lớp cảm ứng bên trên, đánh bóng lại đường viền kim loại xung quanh, và thay vỏ nhựa phía dưới. Vì vậy toàn bộ bộ vỏ bên ngoài sẽ trông như mới tinh.
Dưới đây là các công đoạn “nấu” một chiếc iPhone 3G:
Một chiếc iPhone 3G màu trắng cũ, vỏ nứt.
Tháo ốc.
Dùng miếng hút để tháo màn hình.
Màn hình được gỡ ra.
Vỏ màu trắng sẽ được thay bằng vỏ mới, viền kim loại ở giữa sẽ được đánh bóng, còn màn hình bên trái sẽ được tháo ra một lần nữa để thay mặt kính cảm ứng.
Dùng mỏ hàn hơ nóng để tách màn hình cảm ứng ra khỏi khung.
Miếng kính cảm ứng phía trên sẽ được thay mới.
Mài bóng viền kim loại.
Màn hình được vệ sinh để chuẩn bị ráp.
Vỏ trắng phía sau đã được thay mới, viền kim loại được đánh bóng. Đổ keo dán để cố định vỏ và viền.
Ráp xong mặt sau.
Gắn màn hình cảm ứng vào.
Và một chiếc iPhone 3G mới tinh được “nấu” xong.
Công việc “nấu” iPhone này rất giống với thời gian trước đây, khi điện thoại BlackBerry rất thịnh hành ở Việt Nam thì một số lượng lớn BlackBerry được “nấu” (thuật ngữ thời đó là “dựng”) ở Trung Quốc rồi mang về bán trong nước.
Theo một chủ cửa hàng sửa chữa ở quận 11 (TP.HCM), những chiếc iPhone “nấu” này cơ bản vẫn tốt, tùy thuộc vào bo mạch bên trong có còn “zin” hay không. Vấn đề là, các cửa hàng khi bán ra có đúng giá trị của máy hay không, và có trung thực về nguồn hàng của mình hay không mà thôi.
- Hải Đăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét